Tài Liệu Huấn Luyện Ðội/Chúng Trưởng


Trại Anoma - Ni Liên
(Miền Quảng Ðức - Hoa Kỳ)

Mục Lục

Tứ Nhiếp Pháp *
Lục Hòa *
Nghề Ðội/Chúng Trưởng *
Tinh Thần Ðồng Ðội *
Hiểu Mình, Hiểu Bạn *
Ðội/Chúng Tự Trị *
Hình Thức và Hiệu Lệnh Tập Họp *


Tứ Nhiếp Pháp

Vì mục đích lợi sinh, lợi ích cho cuộc sống nhân loại, Ðức Phật đã chỉ dạy pháp môn Tứ Nhiếp Pháp. Ðây là 4 phương pháp căn bản, giản dị để khuyến hóa, nhiếp độ và thu phục lòng người.

Trong vai trò điều khiển và hướng dẫn, người Ðội/Chúng Trưởng cần phải tìm hiểu và áp dụng 4 phương pháp này trong chính đời sống của mình, trong mọi sinh hoạt của Ðội/Chúng để xây dựng Ðội/Chúng ngày thêm vững mạnh.

I. Ðịnh Nghĩa

Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương pháp nhiếp hóa, thu phục và giác ngộ chúng sanh.

II. Hành Tướng của Tứ Nhiếp Pháp

  1. Bố Thí Nhiếp: Tức dùng phương tiện bố thí, cho đi để nhiếp hóa, thu phục. Bố thí có 3 cách:
  1. Ái Ngữ Nhiếp: Dùng lời nói sáng suốt, từ hòa, thành thật và thương yêu để nhiếp hóa, thu phục.
  2. Lợi hành nhiếp: Dùng những hành động có lợi trong công việc, trong tu tập để cảm hóa, thu phục.
  3. Ðồng sự nhiếp: Cùng hòa đồng trong một công việc, trong một hoàn cảnh, một địa vị để cảm hóa, thu phục.
III. Tứ Nhiếp Pháp Áp Dụng Vào Thực Tế

Vận dụng 4 phương pháp trên một cách tích cực, đúng đắn vào mọi hoàn cảnh trong đời sống hay trong sinh hoạt của Ðội Chúng, chẳng những sẽ mang lại nhiều lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng xã hội mà còn mang lại nhiều lợi ích cho một tập thể dù nhỏ như Ðội/Chúng. Cụ thể như:

  1. Vận dụng Bố thí nhiếp các em sẽ mang lại niềm an ủi, gần gủi, yêu thương nhau, đem lại cho nhau sự bình an khi cùng nghĩ rằng chung quanh các em luôn luôn có sự che chở của bè bạn.
  2. Vận dụng Ái ngữ nhiếp, các em có được lời hay ý đẹp, được mọi người yêu quý tin tưởng, xây dựng được sự đồng tâm nhất trí trong ý nghĩ và trong công việc.
  3. Vận dụng Lợi hành nhiếp các em sẽ có được những lợi ích trực tiếp khi cùng giúp nhau hoàn thành mỹ mãn công việc của Ðội/Chúng.
  4. Vận dụng Ðồng sự nhiếp các em sẽ rèn luyện được cho bản thân mình nếp sống hòa hợp, xóa đi hố ngăn cách và xây dựng cuộc sống bình đẳng trong quan hệ với nhau và với mọi người.
IV. Kết Luận

Tứ nhiếp pháp là một pháp môn rất cụ thể, hoàn bị, áp dụng được trong cuộc sống, thể hiện hạnh nguyện lợi sanh: Tự lợi tha, tự giác giác tha. Ðây là pháp môn có giá trị cao đẹp, tiêu biểu và siêu việt trong kho tàng giáo lý của Phật Giáo.


Lục Hòa

Lục Hòa hay Sáu Phép Hòa Kính là phương pháp do đức Phật chế ra, là nguyên tắc căn bản cho các bậc xuất gia chung sống với nhau.

I. Hành Tướng của Lục Hòa

  1. Thân hòa đồng trú: Sự hòa hợp về thân thể như chung sống một chỗ, cùng một việc làm, cùng sinh hoạt trong một tổ chức... Trong cuộc sống chung đó cần phải có ý thức hòa hợp với nhau khi cùng sống cạnh nhau, cùng sinh hoạt, cùng tu học bên nhau...
  2. Khẩu hòa vô tránh: Sự hòa hợp về lời nói, dùng lời từ hòa nhỏ nhẹ để trao đổi công việc hay giải thích những khúc mắc giữa nhau, không cãi mắng, to tiếng, thô tục.
  3. Ý hòa đồng duyệt: Sự hòa hợp về ý nghĩ, nghĩa là dung hòa ý kiến với nhau, không nên mỗi người một ý chống báng lẫn nhau trong công việc, trong sinh hoạt.
  4. Giới hòa đồng tu: Sự hòa hợp về sự giữ gìn giới luật nghĩa là đồng tuân theo, thực hành những giới luật, những điều quy định chung như nội quy, luật pháp, các điều răn.
  5. Lợi hòa đồng quân: Sự hòa hợp về quyền lợi, nghĩa là khi có những quyền lợi về vật chất hay tinh thần thì phải san sẻ đồng đều cho nhau, không nên để kẻ nhiều người ít, gây ra sự bất công.
  6. Kiến hòa đồng giải: Sự hòa hợp về kiến thức, nghĩa là mọi sự hiểu biết đều được trình bày giải thích cho nhau, cùng học, cùng hiểu.
II. Kết Luận

Sự hoà hợp về Thân, Khẩu, Ý, Giới, Lợi, Kiến không những là sáu phép hòa kính cho tập thể xuất gia tu hành theo Phật mà còn có thể áp dụng cho mọi tập thể. Ðối với Ðội/Chúng trong Gia Ðình Phật Tử, Sáu Phép Hoà Kính là phương tiện căn bản mang lại sự hòa đồng, bình đẳng trong tập thể, xây dựng nếp sống chung theo lời Phật dạy, tinh tấn trên con đường tu học, giải thoát, giác ngộ.



Nghề Ðội/Chúng Trưởng

"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Trên đời này có không biết bao nhiêu nghề, mỗi người tự chọn lấy một nghề phù hợp với khả năng, thiên chức của mình. Ðiều khiển, dìu dắt một Ðội/Chúng vững mạnh theo đúng chương trình của tổ chức không phải bất cứ ai cũng làm được mà phải đòi hỏi ở người điều khiển một tinh thần, một khả năng chuyên nghiệp. Cho nên khi chọn nghề, Ðội/Chúng Trưởng cần phải thận trọng đắn đo vì:

I. Hệ Thống Tổ Chức Ðội/Chúng

Ðội/Chúng là cơ sở căn bản của Tổ Chức Gia Ðình Phật Tử, gồm một số người nhỏ sít sát tuổi nhau, cùng làm việc, cùng vui chơi, cùng theo kỷ luật và cùng chung bổn phận. Mỗi Ðội/Chúng điển hình gồm có 8 em: Ðội/Chúng Trưởng, Ðội/Chúng Phó và 6 Ðội sinh/Chúng viên, mỗi em giữ một công việc của Ðội/Chúng.

II. Học Nghề

  1. Hướng đi: Ðường đi thật dễ nhưng tìm một phương thức nào đó để đi cho khỏi lạc hướng, không vướng víu, không bị cám dỗ mới khó. Là Ðội/Chúng Trưởng, sau lưng mình còn biết bao con mắt trông theo, hoặc tìm một vẻ đẹp, hoặc xoi mói, hoặc thán phục. Vì thế, người Ðội/Chúng Trưởng phải có một hướng đi chắc chắn từ tư tưởng, nội tâm đến việc làm, cần phải có đức tin tuyệt đối:
  1. Yêu nghề: Ðã chọn cho mình một hướng đi, người Ðội/Chúng Trưởng có bổn phận yêu mến, chăm sóc lối đi đó bằng cách luôn luôn yêu mến nghề của mình, vì:
  1. Sứ mạng: Những quyến rũ ở đời như giòng nước chảy mạnh. Tự mình không để cho giòng nước cuốn đã là khó, làm cho kẻ khác không bị lôi cuốn càng khó hơn. Ðừng xét mình là giọt nước nhỏ nhoi so với biển cả; thử hỏi không sự góp nhặt của những giọt nước làm gì có đại dương. Hãy tạo cho những giọt nước trong để có một đại dương xanh biếc.
  2. Lý tưởng: Không say mê vì những ngoại cảnh đẹp đẻ cám dỗ, không chán nản vì những chông gai, bình tỉnh tiến bước, can đảm vượt qua những trở ngại để tiến đến mục đích của con đường đã chọn cho đời mình.
III. Hành nghề
  1. Tư cách và khả năng: Việc dìu dắt Ðội sinh/Chúng viên buộc người Ðội/Chúng Trưởng phải làm gương, phải hơn Ðội sinh/Chúng viên về mọi mặt.
  1. Bổn Phận:
IV. Ðiều Khiển
  1. Ðức tính: Muốn điều khiển một Ðội/Chúng cố nhiên phải có khả năng nhưng cũng phải nghĩ đến vài đức tính trong nghệ thuật điều khiển:
  1. Nghệ thuật điều khiển: Nghệ thuật điều khiển tức là cách khéo léo để có thể điều khiển Ðội sinh/Chúng viên với khả năng và đức tính của mình. Không khéo léo thì việc không thành, vì vậy mà người kiến thức rộng, hiểu biết nhiều vẫn không điều khiển được, không có khiếu điều khiển. Hai điều kiện cần yếu trong việc điều khiển:
Tuy thế, việc thưởng phạt được nghiêm minh, chứng minh giá trị của việc thưởng phạt và tầm quan trọng của lỗi lầm đã phạm. Tha thứ cũng cần thiết, nhưng khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, thấy cần phạt thì phải cương quyết. Kiên nhẫn cũng là một đức tính của người điều khiển. Như thế, điều kiện sau cùng của nghệ thuật điều khiển là: Nghiêm trang và cương quyết.

V. Chọn lựa Ðội chúng phó

Ðội/Chúng Phó là người thay mặt và trợ giúp đắc lực cho Ðội/Chúng Trưởng. Do đó, khi lựa chọn Ðội/Chúng Phó cần phải cân nhắc xem trong hàng Ðội/Chúng những ai có đủ tư cách, khả năng, uy tín. Ðội/Chúng Phó cần phải đồng tâm hợp lực với Ðội/Chúng Trưởng, hai người luôn luôn sát cánh nhau, giữ uy tín cho nhau, đừng bao giờ gây không khí tẻ nhạt cho Ðội/Chúng; hai người phải xem nhau như anh em, chị em. Công việc trong Ðội/Chúng được điều hòa phát triển cũng do nơi tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa Ðội/Chúng Trưởng và Phó. Khi chọn lựa Ðội/Chúng Phó, cũng cần phải cân nhắc thăm dò Ðội sinh/Chúng viên của mình.

VI. Phân Công

Phân công là phân chia hợp lý hợp tình công việc trong Ðội/Chúng, tạo cho Ðội sinh/Chúng viên có tinh thần trách nhiệm, tránh tình trạng người làm không hết việc, kẻ đi chơi.

Người Ðội/Chúng Trưởng phải hiểu rõ và tin nơi khả năng của từng Ðội sinh/Chúng viên để sự phân công được hợp lý. Tuy thế, Ðội/Chúng Trưởng cũng cần phải theo dõi, kiểm soát, đôn đốc; nhưng khích lệ vẫn là một yếu tố để tạo thành công. Người Ðội/Chúng Trưởng không nên ôm việc làm một mình mà luôn luôn hội ý với Ðội sinh/Chúng viên, phát triển khả năng sẵn có của Ðội sinh/Chúng viên, gây đức tính tự tin để tránh tính ỷ lại. Muốn Ðội/Chúng tiến mạnh, người Ðội/Chúng Trưởng phải khéo léo tận dụng khả năng đến mức tối đa của từng cá nhân trong Ðội/Chúng của mình.

VII. Liên Lạc

Muốn công việc của Ðội/Chúng được điều hòa, người Ðội/Chúng Trưởng cần phải liên lạc với Ðội sinh/Chúng viên của mình thật chặt chẽ trên mọi lãnh vực hoạt động. Sự sinh hoạt của Ðội/Chúng có mạnh hay không là do thiện chí của tất cả. Người Ðội/Chúng Trưởng phải luôn luôn tìm hiểu rõ nguyên nhân và lý do vắng mặt của Ðội sinh/Chúng viên trong những buổi sinh hoạt. Việc viếng thăm chẳng những trong lúc đau ốm mà phải thường xuyên để gây tình thương yêu đồng đội, tương trợ, tương ái và xây dựng cho nhau. Ðội/Chúng Trưởng cũng cần thường xuyên liên lạc với anh chị Trưởng để bàn luận những công việc sinh hoạt của Ðoàn, Ðội/Chúng.

VIII. Kết luận

Bất luận nghề nào cũng có vinh, có nhục. Ðã bước chân vào nghề Ðội/Chúng Trưởng ta phải hiểu rằng: Ðội/Chúng Trưởng là một trách nhiệm thiêng liêng và cao cả nhất của đời Phật tử. Làm chủ tinh thần của một nhóm đó là niềm sung sướng vô biên cho tinh thần cá nhân mình. Người Ðội/Chúng Trưởng cần phải cố gắng chịu đựng, nhẫn nại, hy sinh, luôn luôn trau dồi nghề nghiệp, vui buồn theo sự thăng trầm của Ðội/Chúng mình và luôn luôn trung thành với lý tưởng. Ðội/Chúng Trưởng giỏi thì Ðoàn tiến, Ðoàn tiến thì Gia đình vững, Gia đình vững là tổ chức chúng ta mạnh. Ðội/Chúng Trưởng là những viên gạch đã được nung đúc, trui rèn để xây dựng nền móng cho tòa lâu đài Phật tử ngày mai.



Tinh Thần Ðồng Ðội

Một đoàn quân dù vũ khí tối tân, chiến thuật tinh vi nhưng thiếu tinh thần chiến đấu thì chắc chắc thất bại. Một đội banh ra quân, mà nội bộ lủng củng có chuyện bất hòa thì làm sao thủ thắng được? Phải có tinh thần đoàn kết nhất trí. Ðội của anh sa sút, Chúng của chị buồn rầu, có thi đua thì bao giờ cũng thua - thì chắc chắn thiếu mất cái tinh thần đồng đội. Vậy, tinh thần đồng đội là ý chí đoàn kết nhất trí của tất cả mọi người cùng hướng về mục đích xây dựng.

I. Làm thế nào để có tinh thần đồng đội

  1. Luôn luôn nêu cao uy tín của đội: Với một Ðội sinh/Chúng viên mới, kể cho họ nghe quá trình và truyền thống của Ðội/Chúng, để họ biết Ðội/Chúng mà họ đang sống rất chính đáng. Với các bạn, luôn luôn nhắc nhở từ sắc phục, cử chỉ, nhôn ngữ... đều có thể làm cho Ðội/Chúng bị phạt hay làm mất danh dự của Ðội/Chúng. Bài ca chính thức của Ðội/Chúng, cờ Ðội/Chúng... phải được luôn luôn nhắc nhở và sử dụng đúng lúc. Có thể cảnh tỉnh mọi người bằng cách gây ý thức ta phải vì Ðội/Chúng, với Ðội/Chúng và cho Ðội/Chúng. Ví dụ: Ðội Ca-tỳ-la là Ðội của con người trẻ, hùng, thắng không kiêu, bại không nản; từ xưa đến nay chưa có một Chúng viên nào đứng trước khó khăn mà lại lùi bước bao giờ; hay Ðội sinh/Chúng viên nào làm mất danh dự và uy tín của Ðội/Chúng là đắc tội với mọi nguời...v.v.
  2. Tạo tình thân mật giữa các Ðội sinh/Chúng viên: Phải nhớ là "Gia Ðình Phật Tử là xứ sở của tình thương". Ðội không thể sống, Chúng không thể tồn tại nếu thiếu ttình thương. Ðội/Chúng Trưởng phải tìm cách cho các Ðội sinh/Chúng viên có cơ hội gặp gỡ nhau luôn, từ việc học hành thi cử đến thăm hỏi kết bạn. Khi tất cả hiểu nhau, mến nhau thì việc gì lại không làm được? Ðội/Chúng xích mích, gây gổ nhau luôn là sự thường nhưng phải thương nhau thì mới sống đời với nhau được, và có thương nhau thì mới dìu dắt nhau tu học và làm việc cho Ðội/Chúng mạnh tiến. Làm cách nào cho mọi người trong Ðội/Chúng coi nhau như anh, em, bạn bè thì mọi việc khó khăn đến đâu cũng thành dễ. Khi có người đau ốm, lúc hữu sự, phải gần nhau và giúp đỡ cho nhau. Ðội/Chúng Trưởng thường bị cô độc, nếu không sống gần gũi với các bạn mình.
  3. Mọi việc đều có tổ chức: Người Ðội/Chúng Trưởng cần nắm vững tình hình của Ðội/Chúng và của từng cá nhân Ðội sinh/Chúng viên để dễ dàng sắp xếp công việc, phân chia nhiệm vụ nhằm tránh mọi sự khủng hoảng, xích mích, hay dẫm chân lên nhau khi làm bất cứ một công việc gì. Cần phải có kế hoạch rõ ràng, thực hiện theo từng bước một và sau mỗi lần như vậy cùng ngồi lại để kiểm điểm và tìm ra những phương hướng thích hợp để phát triển Ðội/Chúng.
  4. Ðội/Chúng phải luôn luôn vui vẻ để hấp dẫn mọi người: Ðội nào hùng hồn, Chúng nào ca hát vang trời, làm việc thật hăng say, là làm cho các chú Oanh Vũ thèm lên sống với các anh chị lắm đấy. Nên nhớ, ai cũng cần có niềm vui để sống yêu đời. Hạn chế tối đa các việc gây gỗ, trể hẹn, thất hứa, thiếu thành thật. Nhưng cũng cần chú ý đừng để cuộc vui quá lố và nên để cho tất cả cùng vui bằng những lần đi ăn, xem phim chung...v.v. Ðừng họp chỗ tối, ngồi quá lâu làm mệt mõi, dễ buồn chán, tránh sự làm việc đều đều tuần nào cũng như tuần ấy. Sinh hoạt Ðội/Chúng phải thật hoạt náo, chạy nhảy, ca hát thật to, quay vòng tròn thật nhanh lẹ và trò chơi vui thú là những yếu tố tạo sự chú ý và hấp dẫn mọi người.
  5. Công bằng và thực tâm: Ðội/Chúng Trưởng phải cố gắng thực hiện công bằng với mọi người. Sự bất công là mầm móng khiến Ðội sinh/Chúng viên bỏ Ðội/Chúng đấy. Thương mến như nhau, xử sự đẹp với nhau và phải nhớ rằng muốn sống đời với nhau, Ðội/Chúng Trưởng phải:
  1. Kỷ luật: Trong một Ðội/Chúng, tinh thần kỷ luật là điều quan trọng cần phải luôn nhắc đến dựa trên tinh thần căn bản của giáo lý Phật giáo, một nền giáo dục chú trọng nhiều về tình thương và sự cảm hóa. Người Ðội/Chúng Trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, hướng dẫn các Ðội sinh/Chúng viên tinh thần kỷ luật tự giác đúng mức, gây ý thức về sự liên hệ giữa danh dự và kỷ luật, hết sức tế nhị và khéo léo giúp các em tự nhận lỗi lầm và sám hối. Ðiều này đỏi hỏi người Ðội/Chúng trưởng phải hiểu rõ tâm lý của từng Ðội sinh/Chúng viên để sự áp dụng kỷ luật được phù hợp và có hiệu quả tốt đẹp.
II. Kết luận

Tóm lại, nếu Ðội/Chúng một lòng, một dạ thì dù đào núi, lấp sông cũng không phải là chuyện khó, khắc phục mọi khó khăn để bảo vệ cho kỳ được tinh thần đồng đội. Ðội/Chúng là hình thức, tinh thần là cốt yếu để dìu dắt Ðội/Chúng của mình.


Hiểu Mình, Hiểu Bạn

"Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng". Chiến thắng của người Phật tử là sự cố gắng vượt mọi khó khăn, sự khéo léo trong thiên chức để thành công trong sứ mạng xây dựng và phát triển Tổ chức. Nền giáo dục của Gia Ðình Phật Tử dựa trên căn bản giáo lý Phật Ðà, phương pháp giáo dục chú trọng đến sự hướng dẫn những sinh hoạt tâm linh của con người. Bởi vậy là người đã nhận lãnh trọng trách hướng dẫn giáo dục, muốn hoàn thành sứ mạng cần hiểu được mình, hiểu được bạn. Vấn đề hiểu mình hiểu bạn được đặt ra như một điều cần thiết cho người điều khiển.

I. Hiểu Mình

  1. Ai có thể dám quyết đoán rằng mình hiểu được hoàn toàn con người mình? Con người là một vũ trụ tí hon trong cái vũ trụ rộng lớn. Con người lại chứa một nội tâm phúc tạp luôn luôn đối nghịch, mâu thuẩn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, con người có thể và làm chủ được ngay cả những sức mạnh bí tàng của vũ trụ mà vẫn chưa hiểu đuợc và làm chủ được chính mình. Nói thế, chúng ta thấy được cái phức tạp, mâu thuẩn đối nghịch thường trực trong con người chúng ta. Nói thế không có nghĩa là chúng ta bất lực hoàn toàn không mãy may gì biết đến con người của mình. trên phương diện tương đối, con người có thể và cố gắng hiểu được những gì trong phạm vi khả năng của mình. Là Ðội/Chúng Trưởng, trước tiên em phải hiểu được khả năng của mình, biết được những điều mình biết, những điều mình chưa biết. Những điều biết thì cố gắng phát triển, điều chưa biết thì cố gắng tìm tòi, học hỏi. hãy xóa bỏ tính tự phụ, tự mãn ở trong các em, vì chính nó là chướng ngại vật trên đường tiến thủ của em. Phải luôn luôn thấy mình kém để cố gắng. Triết gia lừng danh thế giới Socrate đã từng nói "điều mà tôi biết nhiều nhất, chính là điều mà tôi không biết gì". Phải có cái tinh thần của Socrate mới tiến bộ được. Nhưng điều quan trọng là mình biết được cái không hoàn toàn đó. Biết là nói biết, không biết là nói không biết, như thế là đã biết rồi vậy.
II. Hiểu Bạn

Hiểu bạn trong phạm vi này, tức là đặt thành vấn đề hiểu rõ khả năng tâm lý của Ðội sinh/Chúng viên. Hiểu mình đã khó, hiểu bạn lại càng khó hơn, em phải là người quán xuyến, hiểu rõ khả năng và tâm lý của mỗi Ðội sinh/Chúng viên.

  1. Khả năng: Lúc đức Phật chứng được quả, tìm được chân lý cứu độ chúng sanh, Ngài phân vân không biết trình độ của chúng sinh có thể hiểu đuợc giáo lý cao siêu của Ngài không, phân vân mãi đến khi Ngài nhìn xuống một hồ sen, Ngài thấy trong hồ có những hoa sen đã vươn lên khỏi mặt nước, có hoa đang lấp ló, có hoa đang chìm sâu dưới bùn, trình độ của chúng sinh cũng có những cấp bậc như vậy, và Ngài đã tùy theo căn cơ, trình độ để truyền những giáo pháp của Ngài. Trong Ðội/Chúng của em cũng vậy, tuy chỉ 6 đến 8 em, nhưng trình độ hiểu biết cũng như khả năng phục vụ không giống nhau, đòi hỏi ở em sự quán xuyến, biết được trình độ khả năng để sự phân công phù hợp và sự hướng dẫn có hiệu quả.
  1. Tâm lý: Tâm lý thực dụng của ngành Thiếu: tìm hiểu tâm lý của Thiếu nam, thiếu nữ như đi vào một thế giới mới lạ, kỳ ảo, rộng mênh mông. Trước hết, tuổi thiếu niên, thiếu nữ là tuổi của sống động, của hăng say, bồng bột, tuổi của hào hùng, cuộc sống huớng ngoại nhiều hơn là hướng nội. Thích tham gia vào hoạt động xã hội, thể thao... tính hăng hái trong công việc đưa đến tính háo thắng, một đức tính cần thiết trong sự thi đua, nhưng nếu em không khéo léo sẽ đưa đến sự ganh tỵ giữa các Ðội sinh/Chúng viên, là điều cần tránh.

Thiếu nam, thiếu nữ là tuổi của thời kỳ phát triển cơ thể về mọi mặt, từ thể chất đến tinh thần, tâm lý các em biến đổi đột ngột. Ở tuổi dậy thì, tâm lý các em hết sức phức tạp, có những đam mê kỳ lạ. Theo Pierre Menhousse, thì tuổi thiếu niên ham mê hoạt động đến nỗi quên cả sự mệt nhọc, vì một điều không đâu hoặc có thật, hoặc tưởng tượng, các em có thể cười say sưa, vui sống, nhưng cũng có thể buồn khóc vô cớ. Các em thường có tính ích kỷ, tự đắc, tự đề cao cá nhân mình, tôn trọng danh dự và cũng nhiều tự ái, dễ chán nản, lắm hoài nghi, hoài nghi luôn cả chính mình. Tính tình biến đổi luôn, lúc thì ham mê hoạt động, thích sống tập thể, sợ cô đơn, hăng hái yêu đời; khi thì buồn chán, muốn xa lánh mọi người, thích sống trong một khung cảnh hết sức quạnh hiu, cô độc. Các em lại có tính tò mò, thích tìm hiểu, phiêu lưu mạo hiểm, giàu lòng thương, v.v.

Sự phân tích dưới đây nhằm giúp người Ðội/Chúng Trưởng hiểu rõ về những vấn đề tâm lý căn bản ở lứa tuổi thiếu niên và áp dụng vào sinh hoạt Ðội/Chúng:

Thiếu Nam:

Bản Tính: Thích hoạt động, thích phiêu lưu, mạo hiểm, hăng hái, bồng bột, ít suy tư, thiên về hướng ngoại, tò mò, có nhiều sáng kiến.

Ðáp Ứng: Với những tâm lý đó, em làm thế nào đáp ứng được những đòi hỏi đựa theo tâm lý của các em, với đôi mắt quán xuyến, em biết được khả năng, trình độ từng em, từ đó phân chia công việc thế nào cho phù hợp, hướng dẫn, giảng dạy đừng vượt quá trình độ lãnh hội của từng em; trong những buổi sinh hoạt hàng tuần, em cố gắng đáp ứng những sở thích của các Ðội sinh/Chúng viên, thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt của Ðội/Chúng bằng những sáng kiến mới lạ có tính cách giáo dục và lành mạnh. Phải khuyến khích và để cho các em được tự do phát triển sáng kiến của mình v.v.

Thiếu Nữ:

Bản Tính: Trái với thiếu nam, bản tính thiếu nữ thì dịu dàng, đằm thắm, thùy mị, kín đáo, nhiều ý tứ, nhiều trực giác, có tinh thần chịu đựng, nhẫn nại, giàu lòng vị tha, đa sầu, đa cảm, thường rụt rè, e thẹn trước đám đông, sống nhiều về nội tâm, thích tham gia những công tác từ thiện...

Ðáp ứng: Là Chúng Trưởng, em phải hiểu rõ khả năng của từng em để phân chia công việc sao cho phù hợp để đạt thành quả tốt đẹp, hiểu rõ trình độ lãnh hội của từng người, công việc huớng dẫn, giảng dạy mới có hiệu quả. Với những tâm lý, bản tính được nêu trên, Chúng Trưởng phải khéo léo trong lúc điều khiển, hay khi áp dụng kỷ luật. Những mẫu chuyện đạo đượm tình cảm, tình nguời, những khung cảnh thơ mộng, êm đềm trong sân chùa, duới gốc cây bóng râm mát thật thích hợp với lứa tuổi thiếu nữ và giúp ích thật nhiều trong việc giảng dạy các Chúng viên.

III. Kết Luận

Nhận lãnh trọng trách hướng dẫn các Ðội sinh/Chúng viên trên bước đường tu học, Ðội/Chúng trưởng phải hiểu mình, hiểu Ðoàn sinh mình, hiểu rõ về khả năng, trình độ, tâm lý, về những khát khao, ước muốn trong phạm vi sinh hoạt, đáp ứng được những đặc điểm trên là phân nhiệm công việc thập phù hợp với khả năng, hướng dẫn phù hợp với trình độ lãnh hội tức là em đã hoàn thành được phần nào sứ mạnh của người Ðội/Chúng Trưởng rồi.


Ðội/Chúng Tự Trị

Ðội/Chúng tự trị là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính, áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của một đơn vị ngành Thiếu. Tinh thần căn bản của nó là tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Ðội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu được của Ðội/Chúng, luôn cố gắng trở nên tốt đẹp để Ðội/Chúng vững mạnh.

I. Ứng dụng

Các Ðội/Chúng Trưởng dùng tinh thần căn bản của Ðội/Chúng Trưởng để xây dựng một tình thương ruột thịt trong đơn vị của mình, tạo cho toàn thể ý thức tự cường, tự chủ. Công trình nầy cần nhiều ngày, nhiều tháng, có khi nhiều năm, nuôi dưỡng và huân tập mới thành tựu.

Trước tiên, điều cần thiết là các Ðội/Chúng Trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp Ðoàn. Huynh Trưởng có thể góp ý kiến với các em nhưng chính yếu các em tự hoạch định những chương trình sinh hoạt cho Ðội/Chúng dựa vào chương trình sinh hoạt của Ðoàn. Các em cũng có những buổi lễ thuộc Ðội/Chúng riêng biệt, tự tổ chức những buổi lễ cầu an, cầu siêu hay liên hoan cho Ðội/Chúng của mình hay những buổi du ngoạn, cắm trại của Ngành, của Ðội/Chúng với sự chấp thuận của Ban Huynh Trưởng.

Một cơ cấu có tổ chức phải biết phân công hợp lý mọi việc để cùng tạo một mức tiến liên tục của xã hội tí hon của mình trong nếp sống sinh hoạt Ðội/Chúng. Khi đó, các em không còn bở ngỡ mà góp lại thành Ðoàn, thành Gia Ðình, sẽ tạo nên sức sống mạnh mẽ, vững chắc cho phong trào.

Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Ðội/Chúng Trưởng phải biết tổ chức Ðội/Chúng mình thành một xã hội nho nhỏ, biết điều hợp cho hoạt động Ðội/Chúng cùng tiến với nhịp đi của Ðoàn mà vẫn có sắc thái riêng.

II. Tổ Chức Ðội Chúng

  1. Ðội/Chúng: Các em được giao phó một nhóm người nhỏ để điều khiển gọi là Ðội/Chúng, những người này khi gia nhập vào Gia Ðình thì đã trở thành anh em hay chị em với các em. Em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sự chỉ bày của Huynh Trưởng để cùng nhau học hỏi, hướng thiện. Như vậy, chúng ta gọi Ðội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành Thiếu trong đó có từ 6 đến 8 anh em/chị em biết hòa kính, thương yêu và liên hệ với nhau như những bộ phận của cơ thể.
  2. Ðội sinh/Chúng viên: Những người bạn cùng sinh hoạt trong Ðội/Chúng của các em do Huynh Trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên và chính bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin các anh chị Trưởng, bác Gia Trưởng đem vào.
  3. Phân chia công việc: Khi có đông một số anh chị em rồi, Ðội/Chúng Trưởng phải phân chia công việc cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp Huynh Trưởng hướng dẫn cho họ cùng học. Trong sinh hoạt tự trị, Ðội/Chúng, điều kỵ nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của các em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Ai ôm nhiều thì rớt nhiều. Tuy vậy, phân chia công việc hợp khả năng, hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần nầy trong bài "Nghề Ðội/Chúng Trưởng", các em đã thấy phải hiểu biết từng Ðội sinh/Chúng viên, qua điều khiển, huớng dẫn và chia việc cho đúng.
III. Hành chánh và sổ sách Ðội/Chúng
  1. Liên lạc: Các em có một cấp liên lạc lên trực tiếp với Ðoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị Trưởng là việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh, mọi việc đều phải có giấy tờ.

  2.  

    Thí dụ: Khi tổ chức một buổi du ngoạn hay trại Ðội/Chúng, các em phải làm đơn xin phép, lập chương trình, chọn địa điểm, v.v... và các yếu tố này cần phải được xin phép và thông báo trước thời gian tổ chức ít nhất là 3 tháng.

    Ði xuống, các em trực tiếp với Ðội sinh/Chúng viên và ngoài ra các em còn cần phải liên lạc với phụ huynh của các em Ðội sinh/Chúng viên của mình. Việc thực hiện những loại sổ sách thông dụng cho Ðội/Chúng rất quan trọng và cần thiết để giúp các em theo dõi và thực hiện những kế hoạch của Ðội/Chúng có tổ chức, theo trình tự để đạt kết quả mỹ mãn.

  3. Sổ sách Ðội/Chúng:
  1. Ðội Phả, Chúng Phả: Gồm 2 phần, phần đầu là danh sách tất cả Ðội sinh/Chúng viên theo thứ tự thời gian vào Ðoàn, tạm gọi là lý lịch trích ngang (hình-1)

  2.  

    Phần còn lại là phần chi tiết của lý lịch trích dọc gồm 2 mục: Bản thân, sinh hoạt Gia Ðình Phật Tử: (hình-2)

  3. Nhật ký Ðội/Chúng: Một cuốn sổ ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Ðội/Chúng như các cuộc trại Ðội/Chúng tự trị cũng như các lễ lượt của Ðội/Chúng... ý kiến của khách viếng thăm Ðội/Chúng cũng được ghi vào đây.
  4. Sổ Ðiểm danh: (hình-3)
  5. Sổ Biên bản:
  6. Sổ Chi, Thu:
  7. Sổ Khí mãnh: Phần khí mãnh ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Ðội/Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhận, tình trạng lúc thu nhận, do buổi họp ngày nào giám định và quyết định... (hình-4).
III. Hoạt động Ðội/Chúng
  1. Học tập cho Ðội/Chúng: Học tập là việc trước nhất. Trong Ðội/Chúng có nhiều bậc học. Bổn phận của các em là phải ưu tiên:
  1. Hướng dẫn bậc Hướng Thiện cho các em mới, bày vẽ cho các bạn quy cũ của Gia Ðình. Riêng Phật Pháp thì do Huynh trưởng hướng dẫn hoặc Tăng Ni.
  2. Ngoài bậc Hướng Thiện ra, những bậc khác do Huynh Trưởng trực tiếp giảng dạy, nhưng các em phải giúp nhau tìm hiểu thêm, hoặc ôn lại cho tất cả thâu đạt như nhau để khỏi quên hoặc nhầm lẫn. Mỗi buổi họp Ðội/Chúng đều có học tập. Dù có người có khả năng làm giảng viên, nhưng Ðội/Chúng Trưởng phải cung cấp tài liệu cho họ, và phải biết học sẽ nói gì (đúng hay không) trước khi họ phát biểu.
  1. Sinh hoạt giải trí: Ngoài việc tu học, các em có thể tổ chức những cuộc du ngoạn, những buổi trại cho Ðội/Chúng v.v. Tất cả phải được trình với Ban Huynh Trưởng với đầy đủ những chi tiết của dự án tổ chức.
  2. Hoạt động xã hội: Các hoạt động mang tính cách xã hội mà Ðội/Chúng có thể tổ chức và thực hiện được như tương tế: Chia nhóm học tập, tổ chức cầu an khi có Ðội sinh/Chúng viên hoặc thân nhân đau yếu, các hội thể thao, v.v. Tổ chức luân phiên thăm viếng gia đình của các Ðội sinh/Chúng viên vào các dịp lễ nghĩ hè hoặc Tết để tạo mối liên lạc mật thiết, tin yêu giữa Ðội/Chúng và gia đình.

Hình Thức và Hiệu Lệnh Tập Họp

Qua sự tập họp của Ðội/Chúng người ta có thể nhận định được một phần nào nếp sinh hoạt của các em nên cần phải nhanh chóng và có hình thức. Do vậy, người Ðội/Chúng Trưởng phải hiểu rõ những hình thức và hiệu lệnh tập họp, hướng dẫn Ðội sinh/Chúng viên trong Ðoàn biết để những lúc cần, người Ðội/Chúng Trưởng chỉ sử dụng những phương pháp tập họp bằng còi, miệng, tay, chuông hay đèn ra hiệu lệnh thì Ðội/Chúng phải biết tuân theo nhanh chóng và có trật tự.

I. Hình Thức Tập Họp

Hình thức tập họp gồm:

  1. Các thế cá nhân:
  1. Thế nghiêm: Ðứng thẳng, hai tay thẳng theo mình, gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân giang ra thành hình chữ V với góc độ 60.
  2. Thế nghỉ: Chân phải đứng nguyên tại chỗ, chân trái giang ra độ khoảng 30 cm, hai tay để sau lưng (Ngành Nữ thì hai tay khoanh trước ngực) và giữ im lặng.
  3. Thế nghỉ tự do: Như thế nghỉ thường nhưng có thể nói chuyện nho nhỏ.
  4. Thế nghỉ có gậy: Ðứng thế nghỉ, tay phải nắm gậy đưa thẳng ra theo vai.
  5. Thế chào: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay bắt ấn kiết tường.
  6. Thế chào có gậy: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay trái đưa ngang bụng nắm lấy gậy và tay phải bắt ấn kiết tường.
  1. Cách xếp hàng:
Gồm hai phần:
  1. Dự lệnh: Là lệnh ra trước để Ðoàn sinh chú ý chuẩn bị
  2. Ðộng lệnh: Là lệnh để cho Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác.
Hiệu lệnh cần phải dễ phân biệt và được giải thích rõ ràng cho mọi người trước khi phát lệnh.

Sau đây là các hình thức hiệu lệnh thông dụng, tuy nhiên nếu cần, các em có thể sáng tạo nhiều hình thức hiệu lệnh khác.

  1. Còi lệnh: Hiệu còi dùng để cho Ðoàn sinh chú ý chạy đến trước khi dùng thủ lệnh trong các buổi họp đoàn, những khi cắm trại hay du ngoạn, v.v. Người phát lệnh sử dụng còi với những tính hiệu tích, tè (Morse).
  2. Khẩu lệnh: cũng có Dự lệnh và Ðộng lệnh. Dự lệnh: nói trước cho Ðoàn sinh biết những động tác gì sẽ phải thi hành; dự lệnh phát ra phải chậm rãi và rõ ràng. Ðộng lệnh phát ra để Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác; động lệnh thường phát ra phải mạnh mẽ và rõ ràng.
  3. Thủ lệnh: Ðuợc phát ra theo khẩu lệnh hay còi lệnh gồm các động tác:
Tập họp một hàng dọc: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra đằng trước, cánh tay quá đầu một chút, bàn tay nắm lại và ngón trỏ đưa lên (xem hình).

Tập họp nhiều hàng dọc: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra đằng trước, cánh tay quá đầu một chút, bàn tay nắm lại và đưa hai, ba hay bốn ngón tay ra hiệu tùy thuộc số hàng mình muốn (xem hình).

Tập họp hàng ngang: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra phải ngang vai, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình rẻ quạt: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay lên phía trên thành hình chữ V góc độ 60, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình chữ U: Người điều khiển đưa cánh tay phải ngang vai tạo thành góc độ 90 bàn tay nắm lại.

Tập họp hình chữ nhật: Người điều khiển đưa hai cánh tay ra ngang vai, tạo thành góc độ 90, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình bán nguyệt: Người điều khiển đưa hai cánh tay phải lên phía trên đầu, tạo dáng của một vòng cung, bàn tay nắm lại.


GÐPTVN Hải Ngoại | Thư Viện Lam | Anoma - Ni Liên