NGÀI VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Text Box:  
Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

A.      Ý NGHĨA TÊN NGÀI

Văn thù: Diệu. Sư lợi: Cát tường, thủ, đức; ý nói trí tuệ của Ngài tốt thắng, không chi sánh kịp, không thể ước lượng được.

 

B.       HÀNH TƯỚNG VÀ ÐỊA VỊ NGÀI

1.        Ngài là vị Phật trợ hóa Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nên hiện thân làm vị Tỳ kheo.

2.        Ngài thường đứng bên tay trái Ðức Phật Thích Ca đối diện với Ngài Phổ Hiền, để biểu thị Ngài là bậc Pháp vương tử, là thượng thủ trong chúng hội, và trí huệ là hạnh tối thắng nhất.

Ngài là biểu hiện trí huệ tối thắng cho các hàng Bồ tát, khác với Ngài Xá lợi Phất là trí huệ bậc nhứt đối với Thanh văn Thừa, cũng nêu rõ địa vị tối cao của trí huệ trong đạo Phật.

Ngài là mẹ của các Ðức Phật , để nêu căn bản trí huệ là mẹ của Ðức Phật, các Ðức Phật thành Phật là nhờ ở trí huệ ấy.

 

C.       BIỂU TƯỚNG CỦA NGÀI

1.        Trên đầu có 5 nhục kế biểu tượng năm tướng hay 5 Ðức của Phật.

2.        Tay mặt Ngài cầm kiếm sắc bén để biểu thị cho trí huệ sắc bén chém đứt các sợi dây phiền não.

3.        Tay trái Ngài cầm hoa sen xanh để biểu thị;

a)                   Trí huệ thanh tịnh không nhiễm trước chứng nhập vào chỗ vô tướng.

b)                   Ðầu hoa sen có kim cang ấn để biểu thị trí kim cang uốn dẹp tất cả phiền não.

4.        Ngài cưỡi sư tử xanh, Sư tử là chúa của muôn thú mỗi khi gầm thét tất cả đều run sợ; trí huệ của Ngài một khi chiếu tỏa ánh sáng, thời màu đen tối của mê mờ bị uốn dẹp tan rã.

5.        Con sư tử Ngài cưỡi sắc sanh, và hoa sen Ngài cầm cũng sắc sanh, sắc sanh là mầu của phương Ðông, phương mặt trời mọc: ý nói ánh sáng trí huệ chiếu tan sương mù của đêm tối.

 

D.      TIỀN THÂN CỦA NGÀI

Kinh Pháp Hoa chép : Trước khi Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh thành Phật, Ngài là một ông vua có 8 người con, sau Ngài xuất gia tu hành chứng quả thành Phật. Khi Ngài nhập Niết bàn, 8 người con đều phát tâm xuất gia; tôn Ngài Bồ tát Diệu Quang làm thầy và dần dần đều chứng được đạo quả. Người thành Phật sau cùng hiệu là Nghiên Ðăng, Như vậy Ngài là thầy của Ðức Phật Thích Ca, Ngài Bồ tát Diệu Quang là tiền thân Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

 

E.       MỘT CÂU CHUYỆN TRỢ HÓA CỦA NGÀI: NGÀI VĂN THÙ CÂM KIẾM HẠI ÐỨC PHẬT

Trong thời Ðức Phật ra đời, có 500 vị La Hán chứng được Túc mạng thông thấy tội lỗi tự thân quá nhiều, liền sanh tâm thối thất. Ngài Văn Thù Bồ tát đứng hầu Ðức Phật thấu rõ tâm ý các vị La Hán, liền cầm kiếm sấn đến tước như muốn nghịch hại Phật. Ðức Phật thản nhiên nói rằng: "Ta đã chứng vô ngã vô pháp, không thấy còn ta bị sát, không thấy có người đến sát hại, làm sao người sát hại ta được." 500 vị La Hán hiểu ngay sự giả dối của pháp, sự không thật của tội ác chứng được Vô sanh pháp nhẫn.

 

F.       LÒNG QUY NGƯỠNG CỦA PHẬT TỬ VÀ KẾT LUẬN

1.        Tưởng nhớ đến trí huệ cùng tột của Ngài.

2.        Cầu sự hộ trì của Ngài cho trí huệ được minh mẫn sáng suốt.

3.        Tự nhận hiểu trí huệ là món tư lương cần thiết nhất của người Phật tử trên con đường Ðạo.

4.        Trí huệ của Ngài Văn Thù tượng trưng là mẹ của Ðức Phật.

5.        Ðạo Phật là đạo của trí huệ, chỉ có trí huệ mới uốn dẹp tất cả phiền não mê lầm.

 

(Phật Pháp Ngành Thiếu; Thích Minh Châu, Thích Ðức Tâm, Thích Thiện Ân, Thích Chân Trí)

Ðánh máy: Trúc Oanh, GÐPT Từ Ân, Hoa Kỳ