Lục Hòa
  1. Thân hòa đồng trú: Chung một việc làm, chung sống một chỗ với nhau. Như các vị xuất-gia chung sống trong một chùa, y-phục giống nhau, công việc chung làm với nhau, bao giờ cũng đồng chung cả.
  2. Khẩu hòa, không cãi mắng nhau (Khẩu hòa vô tránh): không dùng lời nói thô-ác, cãi mắng nhau. Như các vị xuất gia trong một chùa không ai cãi mắng to tiếng với nhau. Có điều gì không đồng ý, thời cùng nhau lấy hòa nhã giải-thích biện-luận cho nhau đồng hiểu.
  3. Ý hòa đồng dung hiệp nhau (Ý hòa đồng duyệt): nghĩa là ý kiến dung hòa với nhau, không có mỗi người mỗi ý, khác với trong chúng. Như các vị xuất gia trong một chùa, làm việc gì cũng hỏi ý kiến nhau, sau khi toàn-thể thỏa-thuận mới thi hành.
  4. Giới hòa đồng tu với nhau (Giới hòa đồng tu): nghĩa là trong chúng đồng tuân theo, giữ theo những giới-luật: như các vị xuất-gia trong một ngôi chùa chung giữ những giới luật Phật chế, tùy theo hàng Tăng số của mình. Như chúng Sa-Di thời giữ 10 giới.
  1. Lợi hòa đồng phân chia với nhau (Lợi hòa đồng quân): nghĩa là có những quyền lợi gì thời đồng chia đều với nhau. Như trong một ngôi chùa, phàm có ai cúng vật gì, đều chia đồng đều trong chúng không có kẻ it người nhiều.
  2. Kiến hòa-đồng giải cho nhau hiểu (Kiến-hòa đồng giải): nghĩa là mọi sự hiểu biết đều đồng giải cho nhau cùng hiểu, như các vị xuất-gia trong một chùa, đều chung học giáo lý Ðức Phật và giúp nhau cùng hiểu giáo lý của Ðức Phật.
Kết luận: Chính Ðức Phật đã đặt ra sáu mòn Hòa-kỉnh nầy làm nguyên-tắc căn bản cho các bậc xuất gia chung sống với nhau; và chính các ngôi chùa, các Tòng-Lâm hàng trăm hàng ngàn Tăng-chúng đã sống đúng theo sáu món Hòa-kỉnh này. Sáu món Hòa-kỉnh là đem sự hòa đồng trong chúng, để cùng nhau sống theo lời dạy của Ðức Phật, tinh tấn trên con đường giải thoát và giác-ngộ của chư Phật.

(Phật Pháp Ngành Thiếu; Thích Minh Châu, Thích Ðức Tâm, Thích Thiện Ân, Thích Chân Trí)


Chương Trình Tu Học | Thư Viện Lam | Trang Chính