Tâm Lý Ðoàn Sinh

(Biên soạn: Huynh trưởng Thuyền Vị)

Mục Ðích của Ðề Tài

Qua sự liên hệ thân thiết giữa Huynh trưởng và Ðoàn sinh trong sinh hoạt GÐPT, các em thường có những khó khăn hay tâm sự cần tỏ bày với Huynh trưởng để được giúp đỡ hay chỉ dẫn.

Vai trò của người Huynh trưởng nơi đây được người Mỹ gọi là (counseling), một quan niệm về phương pháp giáo dục, xã hội học, phân tâm học, tâm lý trị liệu, tâm lý học v.v..

Nhận Xét Về Tâm Lý

Ðoàn sinh GÐPT đa số là hai ngành Oanh và Thiếu ở lứa tuổi từ 6 đến 18. Ðây là lứa tuổi của nhiều biến đổi về thể chất lẫn tinh thần. Ðây cũng là lứ tuổi có nhiều vấn đề lo âu, thắc mắc, băn khoăn v.v..

Ngành Oanh

Ngành Thiếu Những Khó Khăn Ðặc Biệt của Thiếu Nhi Việt Nam

Ngoài những vấn đề liên hệ đến tuổi thiếu nhi vừa kể, các thiếu nhi Việt Nam sinh sống tại các nước Tây phương còn có một số vấn đề đặc biệt như:

Tất cả những khó khăn nếu không được giải tỏa thì sẽ tác hại sâu đậm vào sự phát triển tính tình và tâm lý của các em.

Vai Trò của Người Huynh Trưởng Ðối Với Vấn Ðề Thay Ðổi Tâm Sinh Lý của Ðoàn Sinh

Hướng dẫn một Ðoàn trong vai trò của người Huynh trưởng như một người chăm sóc một vườn cây cảnh, mỗi loại hoa, loại cây cần một phương thức chăm sóc khác nhau, từ ánh sáng, độ ẩm, sức nóng v.v.. Các em cũng vậy, người Huynh trưởng phải tùy hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, cảnh vật, bạn bè của các em mà hướng dẫn cho thích hợp. Vậy muốn đạt được kết quả thì vai trò của người Huynh trưởng là:

  1. Phát hiện
    1. Hình thức
    2. Tính tình
  2. Tìm hiểu
    1. Ngoại cảnh
    2. Nội tâm
  3. Hướng dẫn
    1. Giải thích
    2. Giới thiệu
    3. Ngăn ngừa
Nguyên Tắc Tìm Hiểu và Hướng Dẫn (Khai Kiến)
  1. Nghe nhiều, nói ít
  2. Thông cảm với tâm trạng và hoàn cảnh Ðoàn sinh
  3. Tôn trọng nhân phẩm, giá trị và sự khác biệt của mỗi Ðoàn sinh
  4. Thích nghi với hoàn cảnh và tâm trạng của mỗi Ðoàn sinh
  5. Giữ thái độ vô tư
  6. Tôn trọng quyền tự quyết của Ðoàn sinh
  7. Tế nhị khi phải so sánh với một đối tượng khác
  8. Giữ kín những điều Ðoàn sinh thổ lộ với Huynh trưởng
Tiến Trình Khai Kiến
  1. Khuyến khích Ðoàn sinh nêu rõ và phân tích vấn đề.
  2. Giúp Ðoàn sinh xác định và hiểu rõ vấn đề.
  3. Hoạch định mục tiêu giải quyết, chọn giải pháp.
    1. Ðoàn sinh có quyết tâm tự giải quyết hay không.
    2. Ðoàn sinh có khả năng tự giải quyết hay không.
    3. Ai và nơi nào có thể giúp Ðoàn sinh giải quyết.
  4. Thi hành giải pháp, Huynh trưởng phải vận dụng khả năng, kiến thức của mình để giúp Ðoàn sinh. Huynh trưởng phải theo dõi, trợ duyên, hóa giải, chỉ dạy.
  5. Duyệt xét và chấm dứt: Ðây là giai đoạn cuối của tiến trình khai kiến, Huynh trưởng cần nêu những kết quả đã đạt để xây dựng lòng tin và tự trọng của Ðoàn sinh.
Tinh Thần Phật Giáo Trong Việc Khai Kiến

Các nguyên tắc kể trên là sự dung hợp đề cao con người của Phật giáo và những nguyên tắc khai kiến theo quan niệm Tây phương. Nền tảng Phật giáo ấy là:

Giúp các em Ðoàn sinh thích nghi với một xã hội và một nền văn hóa xa lạ, đồng thời giúp các em vượt qua những biến chuyển đầy xáo trộn của tuổi thiếu nhi là cả một tiến trình liên tục. Trong tiến trình ấy, chúng ta tạo điều kiện cho Ðoàn sinh học hỏi và chứng nghiệm tự thân theo phương pháp Phật giáo để sống an lạc với chính mình và xã hội chung quanh ta.

Kỹ Thuật Truyền Ðạt Trong Khai Kiến

Yếu tố quan trọng của việc khai kiến là truyền đạt sự chân thành, thực tâm, cởi mở, và sốt sắng của Huynh trưởng trước những khó khăn lo âu hay tâm sự của Ðoàn sinh.

  1. Khuyến khích bằng lời nói.
  2. Khuyến khích bằng cử chỉ.
  3. Câu mở lời và gợi ý.
  4. Tế nhị đặt câu hỏi gián tiếp hay đào sâu.
Kỹ Thuật Nghe
  1. Giải Tỏa
    1. Thu thêm dữ kiện.
    2. Giúp Ðoàn sinh nhìn vấn đề từ nhiều phương diện.
  2. Lập lại
    1. Ðối chiếu cảm nhận của Huynh trưởng với cảm nhận của Ðoàn sinh.
    2. Cho biết Huynh trưởng đang nghe và hiểu lời nói của Ðoàn sinh.
    3. Khuyến khích Ðoàn sinh mổ xẻ những khía cạnh khác của vấn đề và thảo luận với Huynh trưởng.
  3. Không ý kiến
    1. chứng tỏ Huynh trưởng chú ý nghe.
    2. Khuyến khích Ðoàn sinh nói.
  4. Ðáp ứng
    1. Chứng tỏ Huynh trưởng hiểu Ðoàn sinh qua những câu nói của em ấy.
    2. giúp em ấy do cảm xúc của mình và sự trình bày của Huynh trưởng.
  5. Tóm lược
    1. Ðưa cuộc thảo luận vào một điểm tập trung.
    2. Làm căn bản để thảo luận tiếp.
Kỹ Thuật Hỏi
  1. Tìm hiểu
    1. Thu thập dữ kiện.
    2. Ðặt câu hỏi.
  2. Giải thích
    1. Tìm lý do giải thích.
    2. Mở rộng cuộc thảo luận.
    3. Khai thác thêm dữ kiện.
  3. Biện giải
    1. Chất vấn ý kiến cũ.
    2. Khai thác ý kiến mới.
    3. Thu thập lý luận và bằng chứng.
  4. Gợi ý
    1. Ðưa ra ý kiến mới.
    2. Ðưa ra đề nghị của ta hay người khác.
  5. Giả thuyết
    1. Khai triển ý kiến mới.
    2. Ðề nghị quan điểm mới.
  6. Chọn lựa
    1. Quyết định giữa nhiều giải pháp khác nhau.
    2. Lấy sự đồng ý.
Những Ðiều Cần Ghi Nhớ Khi Giúp Ðoàn Sinh
  1. Kiên nhẫn, thông cảm.
  2. Tự chủ xúc cảm của mình.
  3. Giữ thái độ trầm tĩnh và ôn hòa.
  4. Ðừng dồn các em vào ngõ cụt.
  5. Làm gương mẫu.
  6. Gây tinh thần đồng đội.
Tài Liệu Tham Khảo



GÐPTVN Hải Ngoại | Thư Viện Lam | Lộc Uyển