Nghệ Thuật Ðiều Khiển

(Biên soạn: Huynh trưởng Thuyền Vị)

Khái Niệm

Khi đề cập đến nghệ thuật điều khiển thì chúng ta không thể không đề cập đến nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo vì giữa các nghệ thuật này có sự liên đới chặt chẽ với nhau. Nói chung là làm thế nào để dưa tổ chức đến thành công tốt đẹp theo mục tiêu đã đề ra hoặc công tác hay sứ mạng đã được giao phó. Muốn đạt đuợc mục tiêu vừa kể, người Huynh trưởng GÐPT phải biết nghệ thuật điều khiển, chỉ huy và lãnh đạo.

Nghệ Thuật Ðiều Khiển

Ðối với người Huynh trưởng GÐPT, nghệ thuật điều khiển, muốn thành công, phải dựa vào những điều căn bản sau đây:

  1. Tác phong - Thân giáo:
  1. Kiến thức - Ðức độ:
  1. Thiên Tài: Giọng nói, dáng điệu, tự tin, trông vào dễ mến, v.v..

Ðối Tượng Ðiều Khiển

  1. Ðiều khiển một đơn vị trong vai trò của người chỉ huy và lãnh đạo

  2. Nghệ thuật chỉ huy: nghệ thuật này ngoài việc dùng đến kỹ thuật điều khiển, người chỉ huy còn sử dụng nhiều đến quyền hạn, chức vụ của người cấp trên bắt người cấp dưới tuân theo, không cần tham khảo ý kiến, người thừa hành chỉ thi hành. Áp dụng phương thức này có thể có kết quả. Tuy nhiên vì có tính cách bắt buộc thi hành nên người thừa hành không hết lòng phục vụ. Họ chỉ thi hành vì bị bắt buộc trước quyền lực và sự giám sát, đôi khi làm lấy lệ, hoặc trốn việc nếu không có mặt và sự kiểm soát của vị chỉ huy. Nghệ thuật này có tính cách ngoài đời hơn là trong tổ chức GÐPT.

    Nghệ thuật lãnh đạo: Ngược lại với nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật lãnh đạo ít dùng quyền lực mà nhờ vào sự hiểu biết và tự nguyện. Người lãnh đạo phải có cả tài lẫn đức và luôn luôn làm gương mẫu cho người dưới cảm phục, khiến họ đem hết tâm lực phục vụ không cần đến sự đôn đốc và kiểm soát của cấp trên. Vì hiểu biết được bổn phận và ích lợi của tập thể, họ có thể hy sinh đến sinh mạng để đạt được mục tiêu đã giao phó và thành quả đương nhiên vô cùng tốt đẹp. Ðây mới chính là nghệ thuật điều khiển cần thiết của một người Huynh trưởng GÐPT. Ngoài các đức tính kể trên, người Huynh trưởng phải lấy "Bi, Trí, Dũng" làm phương châm và tinh thần "Lục Hòa" làm kim chỉ nam. Nói một cách khác, điều khiển một đơn vị trong tổ chức GÐPT phải lấy châm ngôn và điều luật của tổ chức làm căn bản.

  3. Nghệ thuật điều khiển một buổi lễ của Chùa, Hội, GÐPT
Tùy theo đối tượng điều khiển chúng ta thay đổi từ cách nói, lời nói, giọng nói, cử chỉ, trang phục cho thích hợp từng đối tượng.

Những Ðiều Phải Nhớ

  1. Chuẩn bị chương trình rõ rệt: vấn đề phải được nghiên cứu cặn kẽ.
  2. Mục tiêu và thời gian: ấn định một số mục tiêu hợp tình hợp lý vừa phải để có thể đạt được. Thời gian để hoàn tất, dự trù, nghiên cứu càng chính xác càng tốt.
  3. Chuẩn bị công tác: dựa trên căn bản thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
  4. Chuẩn bị phương tiện: địa điểm, tài liệu, huấn cụ, âm thanh...
  5. Biết đối tượng trước mặt: để cách nói năng cho đúng với lễ giáo trong GÐPT (ví dụ đối với hàng chư tôn giáo phẩm thì "kính bạch", "cung thỉnh", "cung đón"; với các bậc trưởng thượng, đàn anh đàn chị thì "kính thưa", "kính chào", "kính mời".)
Nghệ thuật điều khiển đòi hỏi người Huynh trưởng phải trau dồi kiến thức, thực hành, luyện tập. Phải nhẹ nhàng, uyển chuyển, kiên nhẫn, chịu nghe, tự sửa lỗi lầm, tuy nhiên cũng phải cứng rắn, cương quyết (nếu cần).

GÐPTVN Hải Ngoại | Thư Viện Lam | Lộc Uyển